Telesale khác gì với Sale ?

Ở trong lĩnh vực kinh doanh thì Sale và Telesale đều là thuật ngữ mà chúng ta thường gặp. Vậy Telesale khác gì với Sale ? Bài viết dưới đây của Mobifone Giải Pháp Số sẽ giúp bạn giải quyết thắc mắc trên. Thế nhưng trước hết chúng ta cũng cần phải biết về định nghĩa của Telesale và Sale.

Telesale là gì ? 

Telesale là 1 công việc bán hàng và tiếp thị qua điện thoại. Nhân viên Telesale sẽ dùng tổng đài di động để gọi điện cho khách hàng để giới thiệu hoặc tiếp thị về sản phẩm hay dịch vụ mà công ty yêu cầu. Trong cuộc gọi thì nhân viên Telesale phải tìm cách thuyết phục khách hàng sử dụng hoặc mua sản phẩm bằng những lợi ích đem đến đối với người mua.

Vai trò của Telesale

Ở thời đại hiện nay, để có thể tiếp cận được khách hàng chúng ta có rất nhiều hình thức khác nhau. Thế nhưng vị trí Telesale hiện nay đang khá phổ biến và có 1 vai trò quan trọng nhất định bởi 1 doanh nghiệp có đạt được mục tiêu đề ra hay không sẽ dựa khá nhiều vào các nhân viên telesale để thuyết phục khách hàng mua hoặc sử dụng sản phẩm. Thoạt nhìn thì chúng ta thấy ngành nghề này khá nhàn và dễ, nhưng để trở thành 1 Telesale giỏi thì không phải ai cũng làm được. Và đây sẽ là những vai trò của 1 Telesale thường làm trong doanh nghiệp :

  • Quảng bá sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp

Trên thị trường hiện nay, bất kì sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp nào thì đều có những đối thủ cạnh tranh, thế nên khách hàng khó mà biết đến sản phẩm thương hiệu của doanh nghiệp bạn. Vì vậy vai trò telesale sẽ phải mang sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đi tiếp thị quảng bá, giới thiệu đến khách hàng tiềm năng của mình và giúp khách hàng nhận diện, biết đến sản phẩm hay dịch vụ để có nhu cầu mua và sử dụng.

Nếu một doanh nghiệp có những nhân viên Telesale tiếp thị và bán hàng tốt thì khả năng doanh nghiệp đó sẽ có nhiều khách hàng tiềm năng tự tìm đến, từ đó giúp tăng doanh thu bán hàng của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển trong thị trường kinh doanh cạnh tranh đại trà như hiện nay.

  • Kích thích nhu cầu mua sản phẩm / dịch vụ của người mua

Telesale dễ dàng tiếp cận khách hàng rất nhanh chóng chỉ bằng 1 cuộc gọi điện thoại – đặc biệt là đối với những khách hàng bận, không có thời gian gặp trực tiếp . Để kích thích nhu cầu của khách hàng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ thì telesale nên nói rõ lợi ích khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ. Thậm chí chúng ta có thể kích thích khách hàng bằng cách nói những ưu đãi chỉ áp dụng cho một số khách hàng đặc biệt ( giúp tăng tỉ lệ thành công lên cao hơn ).

  • Hỗ trợ, giải đáp và chăm sóc khách hàng

Ngoài công việc quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ thì telesale cũng sẽ giải đáp những thắc mắc, những lỗi thường gặp của khách hàng khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.

  • Nắm bắt tâm lý khách hàng để đạt được doanh thu cao hơn

Trong quá trình gọi điện tư vấn về sản phẩm hoặc dịch vụ cũng như giải đáp thắc mắc của khách hàng trong suốt quá trình sử dụng thì Telesales cũng sẽ tận dụng điều đó để tìm hiểu và giải quyết những điều làm khách hàng chưa thoải mái, chưa hài lòng hoặc khó chịu,…. Sau đó sẽ nắm bắt, nghiên cứu và tổng hợp những nhược điểm của sản phẩm. Và từ đây Telesale cùng bộ phận Marketing được ra chiến lược kinh doanh phù hợp để tăng doanh thu cho công ty / doanh nghiệp.

telesales la lam nhung gi 1
Telesale là 1 công việc bán hàng và tiếp thị qua điện thoại

Sale là gì ? 

Sale là nhân viên kinh doanh bán hàng cho doanh nghiệp. Nhân viên Sale sẽ có nhiệm vụ tiếp xúc và tư vấn trực tiếp với khách hàng để lựa chọn được những sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp. Giúp khách hàng giải đáp các thắc mắc về sản phẩm dịch vụ và thuyết phục khách mua hàng giúp tăng doanh thu cho công ty.

Vai trò của Sale

Trong doanh nghiệp, Sales là 1 trong những bộ phận rất quan trọng nhất giúp công ty tăng doanh thu. Các nhân viên Sales tiếp xúc với khách hàng trực tiếp hoặc qua điện thoại. Sau đó sẽ giới thiệu sản phẩm hay dịch vụ đến với khách hàng, cùng lúc nắm bắt nhu cầu để tư vấn và đưa ra lựa chọn phù hợp cho khách hàng. Về cơ bản thì vai trò của Sale gồm có :

– Hiểu rõ sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty / doanh nghiệp

Nhân viên sale là người gọi điện và tư vấn trực tiếp với khách hàng nên nhân viên Sale phải nắm rõ sản phẩm, công dụng, ưu đãi,…. để giới thiệu cho khách hàng.

– Đàm phán và báo giá

Sau khi giới thiệu sản phẩm cho khách hàng, nhân viên sale cũng sẽ thông báo giá sản phẩm cho khách hàng.

– Gửi báo cáo định kì

Ngoài việc giới thiệu và bán hàng, nhân viên sale sẽ tổng hợp và báo cáo doanh thu. Việc này vô cùng cần thiết để kiểm soát được tiến độ và doanh số bán hàng.

– Kiểm kê hàng hóa

Ngoài việc tiếp xúc với khách hàng thì nhân viên sale cũng có nhiệm vụ kiểm tra hàng hóa, hóa đơn và bổ sung hàng một cách kịp thời để khách hàng có trải nghiệm mua sắm một cách thoải mái nhất.

– Giữ mối quan hệ với khách hàng

Nhân viên Sale nên giữ mối quan hệ với khách hàng, thường xuyên hỏi thăm về chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách đang sử dụng để tiếp thu ý kiến giúp chúng ta nâng cao chất lượng dịch vụ. Ngoài ra, giữ mối quan hệ giúp chúng ta xây dựng được những khách hàng trung thành để có thể bán những sản phẩm hoặc dịch vụ khác 1 cách dễ dàng hơn.

Telesale khác gì với Sale ? Vậy sự khác nhau của Sale và Telesale là gì ?

Telesale khác gì với Sale 

  • Điểm chung của Sale và Telesale là đều liên quan đến hoạt động bán hàng. Vậy Telesale khác gì với Sale ? Đầu tiên, sự khác nhau của Sale và Telesale là cả 2 có cách tiếp cận khách hàng khác nhau. Nếu như Sale có nhiều cách thức bán hàng khác nhau như bán hàng trực tiếp,… thì Telesale chỉ tập trung vào hình thức bán hàng qua điện thoại. Cụ thể hơn, nhân viên telesales gọi điện cho khách để giới thiệu sản phẩm, tư vấn và chốt đơn qua điện thoại. Nhân viên Telesale thường sẽ gọi điện thoại với 1 kịch bản đã được chuẩn bị sẵn. Do đó hiệu quả hoạt động bán hàng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cách thức chào hàng qua điện thoại. Trong khi đó Sale có rất nhiều cách thức khác nhau để tiếp cận khách hàng.
  • Tiếp theo, sự khác nhau của Sale và Telesale là telesale sẽ chỉ ngồi làm việc tại văn phòng. Còn sale thường sẽ phải đi tới cửa hàng, gặp khách hàng và thậm chí phải đi khảo sát thị trường nếu đó là nhân viên sale thị trường. Tóm lại, nói một cách dễ hiểu hơn thì sự khác nhau của Sale và Telesale đó là Sale bao hàm cả Telesale.

Phần mềm tổng đài di động hỗ trợ telesale 3C MobiFone – Giải pháp hiệu quả cho nhân viên Telesale

Tổng đài di động 3C (Cloud Contact Center)  là tổng đài bán hàng và chăm sóc khách hàng của mạng Mobifone. Đây là phần mềm hữu ích với Telesale bởi phần mềm quản lý telesale có thể sử dụng 1 hoặc nhiều số di động của doanh nghiệp làm số hotline mà không cần đầu tư phần cứng và tốn công cài đặt như tổng đài truyền thống. Tổng đài Cloud Contact Center của MobiFone có những ưu điểm nổi trội : 

  • Tuỳ chọn đầu số đẹp 090 làm hotline
  • Tiết kiệm 40% chi phí cước viễn thông
  • Tăng tỷ lệ bắt máy >90%
  • Không chi phí đầu tư ban đầu
  • Không nhân sự vận hànhgiai phap tong dai di dong 3

Như vậy, Mobifone Giải Pháp Số đã giải đáp thắc mắc ” Telesale khác gì với Sale ? “. Cùng với đó là giới thiệu 1 trong những giải pháp tổng đài đang khá ” hot ” hiện nay. Nếu các bạn quan tâm hay có bất cứ câu hỏi nào thì hãy nhấn ngay vào nút đăng ký dưới đây để được tư vấn viên hỗ trợ thêm thông tin nhé!

tu van giai phap mobifone

    ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY ƯU ĐÃI

    Bạn quan tâm giải pháp

    Ngày hẹn tư vấn (nếu có)

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    error: Content is protected !!