Trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang ngày càng phổ biến, với những ứng dụng nổi tiếng như ChatGPT, Midjourney, và bây giờ là GPT-4. Đây sẽ là một công cụ mạnh mẽ cho ngành du lịch nếu chúng ta có thể khai thác hết tiềm năng của nó.
MỤC LỤC
Ứng dụng AI vào ngành du lịch
Hiện nay, nhu cầu cá nhân hóa trải nghiệm du lịch của du khách ngày càng tăng. Theo thống kê, có khoảng 98% người tìm kiếm các chuyến du lịch thông qua Internet. Khoảng 74% người được khảo sát muốn có trải nghiệm đáp ứng mong đợi của họ hơn là lo lắng về chi phí.
Và trí tuệ nhân tạo có thể đưa họ tiến thêm một bước với hành trình đặt phòng hoàn chỉnh từ đầu đến cuối, từ hỗ trợ tự động đến những đề xuất phù hợp với nhu cầu cá nhân. Chỉ với một câu hỏi: “Hãy lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ hè đến Bali”, AI tạo sinh có thể cho bạn một hành trình du lịch chi tiết và sống động đến “siêu thực”.
Thay vì lo ngại công nghệ cuối cùng sẽ thay thế con người, chúng ta nên thận trọng nắm bắt tiềm năng và phát triển nó hơn nữa
Không thể phủ nhận tiềm năng của trí tuệ nhân tạo trong ngành du lịch, tuy nhiên đi kèm với đó là những thách thức về tài chính, phát triển bền vững.
Thay vì lo ngại công nghệ cuối cùng sẽ thay thế con người, chúng ta nên thận trọng nắm bắt tiềm năng và phát triển nó hơn nữa. Không có gì phải bàn cãi về sức mạnh của AI tạo sinh. Công nghệ này có thể định hình lại lực lượng lao động am hiểu kỹ thuật số để thúc đẩy ngành du lịch. Du khách cũng có thể dựa vào các giải pháp kỹ thuật số để đi du lịch thuận tiện hơn, thay vì phải tự lên kế hoạch. Khi nói đến khả năng tùy chỉnh, 86% khách du lịch quan tâm đến các khách sạn sử dụng AI để cung cấp giá phòng, lựa chọn ăn uống và các chương trình giảm giá.
Ví dụ, Rosewood Hotel Group – một tập đoàn khách sạn cao cấp toàn cầu đã “nhân đôi” khả năng cá nhân hóa bằng cách sử dụng dữ liệu do khách hàng tự nguyện cung cấp để điều chỉnh trải nghiệm của khách; từ việc chuẩn bị loại trà khách yêu thích đến đáp ứng yêu cầu về trái cây trước khi khách đến. Ứng dụng này đã thúc đẩy quá trình số hóa trong khi vẫn duy trì kết nối chặt chẽ với khách hàng thân thiết.
Đây chính là cơ hội tạo nên sự khác biệt. Khi khách hàng đồng ý chia sẻ dữ liệu, các doanh nghiệp du lịch có thể lưu lại dữ liệu đặt chỗ trước đây cùng với các đề xuất các tùy chọn theo sở thích của khách. Điều này vừa giúp tiết kiệm thời gian vừa nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng.
Bên cạnh đó, với trí tuệ nhân tạo, ngành du lịch có thể phát triển vượt bậc bằng cách tạo ra những trải nghiệm “xem trước” giúp khách du lịch đưa ra quyết định sáng suốt hơn. Kết hợp với các khả năng hiện tại trong việc phân tích thời tiết, điểm tham quan và ẩm thực địa phương, công nghệ này có thể giúp khách du lịch lên kế hoạch cho chuyến đi của họ chi tiết, hoàn hảo hơn.
Chẳng hạn, để tìm hiểu về Vịnh Hạ Long của Việt Nam, du khách từ khắp nơi trên thế giới có thể sử dụng tích hợp công cụ trí tuệ nhân tạo và thực tế ảo. Bằng cách này, họ có thể ngồi ở nhà và chìm đắm và làn nước trong vắt, những vách đá cao chót vót và “cảm nhận” bầu không khí tại điểm đến trước khi quyết định đặt chỗ.
Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao
Ngoài việc sử dụng các chatbot do AI hỗ trợ để xử lý các yêu cầu và đặt chỗ của khách hàng, các công ty du lịch đang thử nghiệm khả năng phát triển hành trình của ChatGPT. Đầu tư vào những công nghệ này giúp các công ty giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân lực khi AI tạo sinh vượt xa những gì mà các chatbot bình thường có thể làm với những câu trả lời đàm thoại thay cho các câu trả lời mẫu.
Tuy nhiên, lợi ích lớn hơn AI có thể tạo ra cho ngành du lịch là trao quyền cho con người. AI có thể xử lý thành thạo hầu hết các tác vụ thủ công, đơn giản, vì vậy các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa cấp độ nhân sự và đào tạo nhân lực chất lượng cao để xây dựng và duy trì cơ sở hạ tầng công nghệ cấp cao. Cơ hội này mở ra con đường mới cho những người làm việc trong lĩnh vực du lịch để nâng cao kỹ năng của mình, tìm kiếm giá trị lớn hơn trong công việc. Khi con người và AI kết hợp với nhau, các công ty có thể củng cố lực lượng lao động của mình đồng thời cải thiện sự hài lòng lâu dài của nhân viên.
Ngành du lịch sẽ còn phát triển hơn nữa nếu con người biết nắm bắt cơ hội vào tận dụng AI
MobiFone Smart Travel – bước đột phá cho ngành Du lịch Việt Nam
MobiFone Smart Travel – nền tảng du lịch thông minh của MobiFone giúp quản lý, vận hành, khám phá và khai thác du lịch được coi là nền tảng có thể hỗ trợ ngành Du lịch bứt phá trong thời gian tới.
Ứng dụng là giải pháp công nghệ số trong lĩnh vực du lịch với mục đích quảng bá hình ảnh du lịch, hỗ trợ du khách trong quá trình khám phá các địa điểm du lịch và tăng cường trải nghiệm du lịch của du khách.
MobiFone Smart Travel tích hợp nhiều nền tảng công nghệ hiện đại như công nghệ thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR), số hóa dữ liệu, tích hợp các chức năng mua sắm, đặt hàng trực tuyến và nhiều nền tảng công nghệ khác dành cho nhà quản lý, đơn vị kinh doanh du lịch và du khách.
Theo đó, nền tảng cung cấp các thông tin hữu ích, trải nghiệm tương tác tuyệt vời nhờ vào công nghệ AR/VR hiện đại cũng như mạng lưới dịch vụ du lịch đa dạng, đánh giá khách quan cho khách du lịch.
MobiFone Smart Travel cung cấp thông tin giới thiệu dạng chữ, dạng âm thanh, hình ảnh, video về các điểm đến du lịch hấp dẫn tại Việt Nam thông qua giao diện bản đồ/giao diện tìm kiếm dễ dàng. Tại mỗi địa điểm, khách du lịch có thể lựa chọn trải nghiệm hình ảnh tại địa điểm thông qua công nghệ VR/AR, giúp khách du lịch có cái nhìn trực quan hơn về điểm đến đó.
Cụ thể, du khách hoàn toàn có thể khám phá Tour tham quan ảo trước khi đến các địa điểm du lịch qua công nghệ ảnh 360o được thiết kế, bố cục giống hoàn toàn như tham quan thực tế. Smart Travel cũng giúp số hóa dữ liệu về địa điểm du lịch, hỗ trợ trải nghiệm thực tế của du khách khi tham quan thông qua việc nhận diện và hiển thị chi tiết thông tin về các địa danh, về vị trí địa lý và giá trị lịch sử của các hiện vật, đồ vật tại địa điểm tham quan.
MobiFone vận dụng AI vào ngành du lịch, phát triển ứng dụng Smart Travel
Đồng thời, hệ sinh thái du lịch cung cấp thông tin và hỗ trợ khách du lịch tìm kiếm các dịch vụ liên quan đến du lịch như cơ sở lưu trú, điểm du lịch, đơn vị vận chuyển, cửa hàng ăn uống, địa điểm vui chơi, địa điểm mua sắm,…
Đặc biệt, dựa trên công nghệ phân tích dữ liệu lớn, học máy, trí tuệ nhân tạo (AI), ứng dụng có thể phân tích hành vi khách hàng và đề xuất các điểm đến phù hợp, tối ưu trải nghiệm khách hàng.
Trong bối cảnh Việt Nam mở cửa lại với du lịch quốc tế, ứng dụng này cũng có chức năng hỗ trợ khai báo nhập cảnh cho khách du lịch sau khi xuống máy bay, giúp công tác báo cáo, thống kê được số hóa và quản lý một cách dễ dàng hơn với thiết kế hỗ trợ đa ngôn ngữ gồm Tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Nga, tiếng Pháp,…
Một tiện ích khác cũng rất quan trọng đối với khách du lịch đó là tích hợp bản đồ, tìm kiếm địa điểm online và tự động tải về offline phòng trường hợp du khách không truy cập được Internet. Ngoài ra, MobiFone Smart Travel còn cung cấp tính năng review, đánh giá các địa điểm, dịch vụ giúp khách du lịch dễ dàng chọn dịch vụ cũng như các đơn vị cung cấp nâng cấp chất lượng phục vụ của mình.
Đặc biệt, đối với các cơ quan quản lý, nền tảng này cung cấp công cụ quản lý hiệu quả với chức năng thống kê, báo cáo về các địa điểm được yêu thích, số lượng khách du lịch và số lượng người tương tác với địa điểm, các bình luận, đánh giá của khách du lịch, từ đó các cơ quan quản lý Nhà nước có thể hoạch định các chính sách phù hợp hỗ trợ phát triển ngành Du lịch.
Trong tương lai, Smart Travel của MobiFone cũng hứa hẹn giúp tối ưu hóa trải nghiệm khách du lịch trước, trong và sau chuyến đi, đổi mới phương thức quản lý điểm đến, kết hợp số hóa chia sẻ và làm giàu dữ liệu điểm đến, nâng tầm và phát huy các giá trị di sản – văn hóa – lịch sử.
Đồng hành cùng ngành Du lịch chuyển đổi số
Theo Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, du lịch là 1 trong 8 lĩnh vực ưu tiên CĐS. Trong bối cảnh đó, CĐS ngành Du lịch vừa là yêu cầu vừa là giải pháp đột phá để tạo thuận lợi thu hút du khách và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Hiện nay, Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cũng đang có kế hoạch triển khai dự án Trung tâm điều hành du lịch thông minh với nhiều ứng dụng công nghệ hiện đại, dễ dàng kết nối với du khách.
Với mong muốn đồng hành cùng Chương trình CĐS quốc gia, MobiFone muốn đưa công nghệ CĐS ứng dụng trong ngành Du lịch nhằm kiến tạo cơ hội, gia tăng giá trị và quảng bá du lịch Việt Nam ra thế giới.
Smart Travel – nền tảng du lịch thông minh của MobiFone giúp quản lý, vận hành, khám phá và khai thác du lịch được coi là bước đột phá cho ngành Du lịch Việt Nam trong lộ trình CĐS sắp tới.
Smart Travel của MobiFone là bộ giải pháp tổng thể, toàn diện dành cho cả 3 đối tượng: khách du lịch – doanh nghiệp (DN) kinh doanh du lịch và các nhà quản lý, hoạch định du lịch đều được hưởng các tiện ích của giải pháp.
Smart travel- Ứng dụng du lịch thông minh của MobiFone
Thông qua Smart Travel, các cơ quan chức năng sẽ nắm bắt được bức tranh toàn cảnh của du lịch nhờ khả năng thu thập và thống kê dữ liệu thông minh để đưa ra những quyết sách phù hợp.
Nhằm mở rộng mạng lưới sử dụng nền tảng du lịch thông minh này, đồng thời đồng hành cùng các địa phương trong quá trình CĐS ngành Du lịch, MobiFone cũng nỗ lực trong việc hợp tác, hỗ trợ các địa phương trên cả nước.
Năm 2021, Tổng cục Du lịch Việt Nam, MobiFone và UBND tỉnh Hà Giang đã ký kết Thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch Hà Giang thông qua CĐS và du lịch thông minh.
Thỏa thuận này được ký kết giữa ba bên nhằm hướng tới việc hợp tác, xây dựng và hỗ trợ triển khai các giải pháp CĐS cho ngành Du lịch tỉnh Hà Giang.
Theo định hướng phát triển du lịch thông minh, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và kết nối các sản phẩm dịch vụ du lịch thông qua việc áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc hợp tác này nhằm tăng giá trị và sức hấp dẫn cho các điểm đến, sản phẩm, dịch vụ du lịch của tỉnh Hà Giang, cũng như hỗ trợ duy trì, phát huy các kênh liên lạc từ cơ quan quản lý – DN du lịch – khách du lịch, giúp thông tin trao đổi một cách nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả.
Theo nội dung thỏa thuận, UBND tỉnh Hà Giang sẽ cung cấp dữ liệu, nội dung các điểm đến, danh lam thắng cảnh, di tích, văn hóa, ẩm thực… của địa phương để tích hợp trên nền tảng ứng dụng du lịch thông minh, hỗ trợ các bên còn lại trong việc kết nối với các tổ chức, DN trên địa bàn hợp tác, khai thác và phát triển du lịch thông qua CĐS.
Trong khi đó, MobiFone xây dựng và hỗ trợ triển khai các giải pháp CĐS cho ngành Du lịch tỉnh Hà Giang, liên thông tích hợp số liệu giữa Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch tỉnh Hà Giang và Tổng cục Du lịch; Xây dựng phương án phát triển nội dung, tích hợp, kết nối và chia sẻ dữ liệu, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, bảo mật dữ liệu trên nền tảng ứng dụng du lịch thông minh Smart Travel.
Chia sẻ về sự hợp tác này, đại diện MobiFone cho biết đơn vị này đang trong quá trình CĐS mạnh mẽ với khát vọng tiếp cận, làm chủ những công nghệ mới nhất của thế giới. “Rất nhiều giải thưởng uy tín trong nước cũng như quốc tế mà MobiFone đạt được trong lĩnh vực CNTT trong năm 2020 đã khẳng định năng lực CNTT và quyết tâm của MobiFone đồng hành cùng Chính phủ và các ngành kinh tế then chốt trong công cuộc CĐS quốc gia”.
Tổng cục Du lịch cũng khẳng định sẽ luôn đồng hành và có trách nhiệm đề xuất xây dựng và thực hiện các cơ chế chính sách giúp đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ số; tổ chức và hỗ trợ các hoạt động quảng bá, truyền thông về ứng dụng du lịch thông minh, khuyến khích các điểm, khu du lịch tham gia phát triển nội dung, tuyên truyền, tiếp thị thông tin hình ảnh ứng dụng du lịch thông minh Smart Travel tới khách du lịch nội địa và khách quốc tế.
Tổng cục Du lịch cũng đang hỗ trợ các tỉnh/thành khác như Thanh Hóa, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nghệ An hợp tác với MobiFone trong CĐS và phát triển du lịch thông minh.
Để tìm hiểu thêm về sản phẩm hãy nhấn ngay vào nút đăng ký dưới đây.