Công nghệ số hay còn gọi là chuyển đổi số – là một quá trình thay đổi từ phương thức thủ công truyền thống sang áp dụng công nghệ với các trụ cột là big data, internet kết nối vạn vật, điện toán đám mây,…
Các giải pháp công nghệ số hàng đầu hiện nay không thể không nhắc đến giải pháp điện toán đám mây. Đây đang là một trong những chủ để mới mẻ được nhắc đến nhiều nhất tại các sự kiện công nghệ tại Việt Nam. Điện toán đám mây (Cloud computing) là các nguồn điện toán khổng lồ như phần mềm, dịch vụ… sẽ nằm tại các máy chủ ảo (đám mây) trên Internet thay vì trong máy tính gia đình và văn phòng (trên mặt đất) để mọi người kết nối và sử dụng mỗi khi họ cần. Với các dịch vụ sẵn có trên Internet, doanh nghiệp không phải mua và duy trì hàng trăm, thậm chí hàng nghìn máy tính cũng như phần mềm. Họ chỉ cần tập trung sản xuất bởi đã có người khác lo cơ sở hạ tầng và công nghệ thay họ. Bạn có thể truy cập đến bất kỳ tài nguyên nào tồn tại trong “đám mây (cloud)” tại bất kỳ thời điểm nào và từ bất kỳ đâu thông qua hệ thống Internet.
Công nghệ chuyển đổi số hiện nay trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ
Không nằm ngoài xu thế chung của ngành công nghệ thông tin thế giới, Việt Nam đang dần tiếp cận dịch vụ đám mây thông qua các dự án của một số doanh nghiệp nước ngoài như Microsoft, Intel … Công nghệ này được coi là giải pháp cho những vấn đề mà nhiều công ty đang gặp phải như thiếu năng lực công nghệ thông tin, chi phí đầu tư hạn chế… Hầu hết các nhà lãnh đạo công nghệ thông tin đều khá kỳ vọng khi nhận định về công nghệ này.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhận định thì điện toán đám mây chắc chắn không phải dành cho tất cả mọi người và cho mọi nhu cầu. Mặc dù lợi ích của điện toán đám mây là không thể phủ nhận, nhưng các doanh nghiệp cần cân nhắc đến các yếu tố khác nhau khi tính đến chuyện ứng dụng điện toán đám mây, cụ thể như: rào cản kỹ thuật, an toàn thông tin, nguồn vốn để hiện đại quy trình kinh doanh bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin, giảm chi tiêu cho phần cứng, phần mềm, an toàn bằng thuê ngoài phần mềm cơ sở hạ tầng, tính linh hoạt và khả năng mở rộng của nguồn lực công nghệ thông tin trước khi quyết định ứng dụng điện toán đám mây vào sản xuất kinh doanh. Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ.
Ứng dụng công nghệ số vào mô hình kinh doanh
Một giải pháp khác cũng khá quan trọng trong chiến lược số hóa mô hình kinh doanh là giải pháp phân tích dữ liệu. Nếu hệ thống quản lý và phân tích dữ liệu là động cơ thì data chính là nghiên liệu thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng ‘lăn bánh’ trên hành trình số hóa. Tiến nhanh hay chậm, phụ thuộc vào việc doanh nghiệp khai thác hệ thống ra sao!
Tầm quan trọng của dữ liệu trong thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh từ lâu đã không còn là khái niệm mới mẻ. Trước thời kỳ ‘trỗi dậy’ của các hình thức quảng cáo Facebook, Google, nhiều doanh nghiệp đã biết ứng dụng các chương trình thẻ thành viên để giữ chân khách hàng và thu thập những ‘mẩu dữ liệu’ liên quan – chẳng hạn thói quen mua sắm, sở thích… Thế nhưng, chi phí đắt đỏ trong thu thập, lưu trữ và quản lý lại là ‘bức tường vô hình’ ngăn cản không ít doanh nghiệp tầm trung đưa data vào ứng dụng hàng ngày.
Cùng với làn sóng di cư lên nền tảng số và những giải pháp công nghệ hướng tới tối đa trải nghiệm khách hàng, việc thu thập, khai phá dữ liệu ngày càng trở nên ‘ít tốn kém’ hơn. Kéo theo đó, là những định hình mới trong tư duy về việc ứng dụng số liệu:
- Không còn là công cụ xa xỉ cho các tập đoàn lớn mà là điều kiện cần giúp doanh nghiệp tiếp tục tồn tại và phát triển
- Không chỉ ứng dụng để tối ưu quy trình quảng cáo, vận hành mà còn để tạo ra những giá trị mới như sản phẩm/ dịch vụ, thị trường…
- Không được quản lý tách biệt giữa các bộ phận mà được chia sẻ, kết nối liền mạch xuyên suốt công ty
Có thể nói, dữ liệu đang dần trở thành một trong những ‘tài sản’ quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp mà khai thác hiệu quả sẽ là cơ sở giúp ‘bật lên’ trước trong cuộc đua số hóa.
Chuyển đổi số là bước chuyển mình mạnh mẽ của nền văn minh thế giới
Bên cạnh hai giải pháp trên thì giải pháp Mạng lưới vạn vật kết nối Internet (Internet of Things – IoT) là cụm từ được nhắc đến khá nhiều trong thời gian gần đây và gắn liền với những bước đột phá quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Có thể hiểu một cách đơn giản IoT là tất cả các thiết bị có thể kết nối với nhau. Việc kết nối có thể thực hiện qua mạng không dây (Wifi), mạng viễn thông băng rộng (3G, 4G, 5G), Bluetooth, ZigBee, hồng ngoại… Các thiết bị có thể là điện thoại thông minh, lò sưởi, máy rửa chén, máy giặt, tai nghe, bóng đèn, máy pha cà phê và rất nhiều thiết bị khác. Tất cả thiết bị và đồ vật trong một ngôi nhà có thể kết nối hài hoà với nhau để tạo nên một ngôi nhà thông minh, trong đó mọi suy nghĩ và hành động của con người đều có thể được ghi nhận và hiểu được.
Nổi bật hơn cả là khả năng liên lạc và hiểu nhau giữa tất cả các thiết bị nằm trong hệ thống IoT. Để làm được điều đó, các đối tượng cần được trang bị khả năng nhận dạng một cách chính xác. Điều này rất quan trọng khi mọi đối tượng, kể cả con người, được “đánh dấu” để phân biệt bản thân đối tượng đó với những thứ xung quanh. Lúc ấy, chúng ta hoàn toàn có thể quản lý được mọi sự vật thông qua máy tính. Việc đánh dấu có thể được thực hiện thông qua nhiều công nghệ, chẳng hạn như RFID, Công nghệ giao tiếp trường gần NFC (Near-Field Communications), mã vạch, mã QR, watermark (hình mờ) kỹ thuật số…
Một giải pháp tiếp theo là giải pháp di động thực địa trong hoạt động Logictis có thể giúp mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Di động thực địa là một thuật ngữ chỉ các hoạt động diễn ra bên ngoài văn phòng. Thuật ngữ này thường bao gồm các ứng dụng như dịch vụ thực địa, sửa chữa, bán hàng, giao hàng và kiểm tra. Lĩnh vực quan trọng này gắn kết tất cả các ứng dụng này với nhau là sự cần thiết phải truy cập vào dữ liệu trong lĩnh vực này và sự tương tác trực tiếp với khách hàng của bạn. Trong khi các doanh nghiệp đã có thể hoàn thành các nhiệm vụ này với các hệ thống dựa trên giấy trong quá khứ, sự gia tăng của các thiết bị máy tính di động đã mở ra cơ hội cải thiện các quy trình hiện có và cung cấp các dịch vụ mới hơn mà không thể thực hiện được với các hệ thống tĩnh. Công nhân thực địa là một trong những tương tác trực tiếp quan trọng nhất mà doanh nghiệp của bạn có với khách hàng. Vậy để họ thực hiện tốt và hiệu quả là rất quan trọng cho một trải nghiệm khách hàng tích cực. Doanh trao quyền cho lực lượng lao động với các công cụ cần thiết như phần mềm quản lý tích hợp và máy tính cầm tay để họ thành công trong công việc đã trở thành phương pháp hay nhất cho các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô. Truy cập vào dữ liệu hàng hóa, dữ liệu khách hàng, lượng hàng có sẵn trong kho và lập lịch trình tuyến đường có thể là sự khác biệt giữa khách hàng hài lòng và cơ hội bị mất.
Chuyển đổi số giúp số hóa quy trình tiết kiệm nhiều thời gian và công sức
Một giải pháp di động tích hợp hoàn toàn có thể loại bỏ các thủ tục giấy tờ, cải thiện mức độ dịch vụ và tăng doanh thu. Hoàn thành đơn hàng một cách nhanh chóng cũng loại bỏ thủ tục giấy tờ không cần thiết, cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng và tăng doanh thu cho bạn.
Giải pháp sau cùng được nhắc đến trong bài này chính là bảo mật. Bảo mật thông tin là bảo vệ an toàn thông tin dữ liệu cá nhân, tổ chức. Tránh khỏi hành vi xâm nhập, đánh cắp bởi kẻ gian hay tin tặc. Bảo mật thông tin bao gồm ba yếu tố: Tính bảo mật là thông tin không được tiết lộ cho các cá nhân, tổ chức không được phép. Hay nói cách khác những người muốn truy cập thông tin phải được phân quyền; Tính toàn vẹn là duy trì tính chính xác và hoàn chỉnh của thông tin. Điều này có nghĩa là thông tin không thể được chỉnh sửa một cách trái phép. Thông tin chỉ khi được phân quyền mới được phép chỉnh sửa; Tính khả dụng là việc bảo mật hệ thống thông tin phải có sẵn khi cần thiết. Truy cập khi có yêu cầu ở bất kỳ đâu, bất kỳ nơi nào.
Trong nền kinh tế số, thông tin là tài sản quan trọng mà doanh nghiệp phải bảo vệ. Trước bối cảnh các mối đe dọa về an ninh thông tin ngày càng tăng. Doanh nghiệp, cá nhân rất dễ trở thành nạn nhân của các vụ tấn công. Do vậy, vấn đề triển khai các giải pháp bảo mật cho các tổ chức càng trở nên cấp thiết.
Tóm lại, việc áp dụng các công nghệ số tại các doanh nghiệp giúp mở ra một phương thức điều hành, quản lý, lãnh đạo, xây dựng quy trình làm việc tự động phân tích dữ liệu và chuyển hóa, không giấy tờ, để tạo ra các giá trị mới, thay đổi văn hóa công ty theo hướng tích cực và hiện đại hóa.
- Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng Public Cloud?
- Chữ ký số MobiFone CA: Giải pháp được nhiều người dân, doanh nghiệp tin dùng
- Tại sao doanh nghiệp cần sử dụng tổng đài di động thay cho tổng đài truyền thống?
- Giải Pháp Truyền Thanh Thông Minh – Nâng Tầm Đô Thị Việt Nam
- Điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số