Nhược điểm của hợp đồng điện tử mà doanh nghiệp cần lưu ý

Hợp đồng điện tử đang là một phương thức giao dịch điện tử được rất nhiều các doanh nghiệp tin tưởng sử dụng bởi những lợi ích vô cùng vượt trội mà nó mang đến so với bản hợp đồng truyền thống. Tuy nhiên, nhược điểm của hợp đồng điện tử cũng không phải là không tồn tại. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Giải pháp số MobiFone để hiểu rõ hơn về những nhược điểm này nhé!

Hợp đồng điện tử là gì?

Ngành công nghệ ngày càng phát triển kéo theo ngày càng có nhiều hoạt động được giao dịch hoàn toàn trên các phương tiện điện tử, trong đó có hợp đồng điện tử. Hợp đồng điện tử là một giải pháp vô cùng tối ưu để ký kết hợp đồng thay thế cho bản hợp đồng giấy truyền thống và được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu. Vấn đề này đã được quy định rất rõ trong luật giao dịch điện tử năm 2005.

Trong đó, thông tin điện tử chính là những dữ liệu được soạn thảo và gửi đi cho các bên rồi tiến hành lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Doanh nghiệp khi tiến hành giao kết hợp đồng điện tử bắt buộc phải sử dụng chữ ký điện tử đã được cung cấp hợp pháp bởi các tổ chức, nhà cung cấp uy tín. Về vấn đề pháp lý, giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử cũng được công nhận tương đương như với hợp đồng truyền thống.

Hợp đồng điện tử là gì?
Hợp đồng điện tử là sự lựa chọn mà nhiều doanh nghiệp đang tin tưởng

Đặc điểm của hợp đồng điện tử

Hợp đồng điện tử có những đặc điểm vô cùng nổi trội như sau:

  • Hợp đồng điện tử được lưu trữ và bảo quản hoàn toàn dưới dạng các phương tiện điện tử nên có thể dễ dàng tìm kiếm mà không phải lo ngại về vấn đề thất lạc hồ sơ, giấy tờ.
  • Để bản hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý, phải có sự tham gia của ít nhất 3 chủ thể là bên mua bên bán và bên thứ 3 không có quyền hạn can thiệp vào hợp đồng.
  • Hợp đồng điện tử có thể dễ dàng được sử dụng và ký kết ở mọi lúc, mọi nơi, chỉ cần có kết nối mạng internet và thiết bị thông minh là đã có thể truy cập.
  • Một số lĩnh vực pháp lý không công nhận tính hiệu quả của hợp đồng điện tử như giấy mua bán bất động sản, hợp đồng dân sự, giấy trao quyền sử dụng đất…

Nhược điểm của hợp đồng điện tử cần lưu ý

Mọi thứ đều có những ưu và nhược điểm đặc trưng của nó và hợp đồng điện tử cũng không ngoại lệ. Doanh nghiệp hãy cân nhắc những nhược điểm mà hợp đồng điện tử vẫn còn tồn tại để từ đó dự liệu trước những rủi ro có thể gặp khi sử dụng và ký kết hợp đồng như sau:

Rủi ro về bảo mật và an toàn

Vấn đề bảo mật và an toàn luôn là yếu tố được các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu khi thực hiện ký kết bất kỳ loại hợp đồng nào. Có thể nói hợp đồng điện tử là một loại hợp đồng có tính bảo mật vô cùng cao. Tuy nhiên, vẫn không thể tránh khỏi một số trường hợp dẫn đến rủi ro rò rỉ thông tin không đáng có. Điển hình nhất là một số trường hợp hệ thống thông tin bị lỗi khi các bên tiến hành uỷ quyền cho một chủ thể thứ 3 lưu trữ hoặc thông tin bị mất do hacker tấn công.

Nhược điểm của hợp đồng điện tử cần lưu ý
Nhược điểm của hợp đồng điện tử về mặt bảo mật và an toàn thông tin

Rủi ro về mặt pháp lý

Vấn đề pháp lý vẫn còn tiềm tàng rất nhiều rủi ro khi ký kết hợp đồng đối với các doanh nghiệp. Nhược điểm của hợp đồng điện tử là nó mang tính chất phi biên giới. Do đó, việc xác định được địa điểm tiến hành giao kết hợp đồng là vô cùng khó khăn và dường như không thể. Chính vì thế, để hạn chế rủi ro về mặt pháp lý xảy ra, các loại hợp đồng điện tử cần phải có được giới hạn và thỏa thuận thật rõ về vấn đề này. Hơn nữa, trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, phải thực hiện giải quyết bởi cơ quan tài phán.

Bên cạnh đó, tính chất phi vật chất của hợp đồng điện tử cũng là một hạn chế khá lớn đối với nó. Lý do là bởi không thể chứng minh được bản gốc của bản hợp đồng cũng như chữ ký gốc. Do vậy, cần phải có một bên thứ 3 đóng vai trò xác định chữ ký điện tử cũng như tính hiệu lực của các điều kiện trong hợp đồng.

Hạn chế về phạm vi áp dụng

Phạm vi áp dụng của hợp đồng điện tử cũng không phải là cho toàn bộ các giao dịch điện tử mà chỉ được sử dụng trong một số lĩnh vực thuộc hoạt động của cơ quan nhà nước như dân sự hoặc lĩnh vực kinh doanh thương mại và một số lĩnh vực khác do pháp luật đã quy định.

Một số loại giấy tờ quan trọng như giấy khai sinh, giấy khai tử, giấy trao quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán bất động sản và một số loại giấy tờ có giá trị khác sẽ không được áp dụng hợp đồng điện tử. Và đây cũng là một nhược điểm của hợp đồng điện tử về mặt phạm vi áp dụng vẫn còn tồn tại.

MobiFone eContract – Giải pháp hợp đồng điện tử hàng đầu hiện nay

MobiFone eContract là một giải pháp hợp đồng điện tử đang được nhiều doanh nghiệp tin tưởng sử dụng hàng đầu hiện nay và đang được triển khai bởi công ty MobiFone. Khi sử dụng MobiFone eContract, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quá trình ký kết hợp đồng điện tử giữa doanh nghiệp với đối tác, khách hàng hay nhà cung cấp trở nên nhanh chóng, thuận tiện hơn mà lại hạn chế những rủi ro pháp lý có thể xảy ra.

MobiFone tự hào là một trong 5 đơn vị đầu tiên của cả nước được Bộ Công Thương trao giấy xác nhận tính hợp pháp và uy tín khi cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử. Do đó, về tính pháp lý, độ bảo mật cũng như một số lợi ích tiện ích mà MobiFone eContract mang lại, doanh nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề này.

MobiFone eContract - Giải pháp hợp đồng điện tử hàng đầu hiện nay
Hợp đồng điện tử MobiFone eContract là giải pháp ưu việt cho doanh nghiệp

MobiFone eContract được trang bị hệ thống bảo mật vô cùng cao cấp, có thể chống xâm nhập từ bên ngoài và chống thất thoát tài liệu hết sức đảm bảo, chỉ có người đã soạn thảo hợp đồng điện tử và các bên tham gia mới được quyền xem nội dung trong bản hợp đồng đó. Đặc biệt, trong thời kỳ chuyển đổi số đang được đẩy mạnh như hiện nay, việc sử dụng hợp đồng điện tử MobiFone eContract thay thế cho hợp đồng truyền thống đang được khuyến khích mạnh mẽ.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về nhược điểm của hợp đồng điện tử mà doanh nghiệp cần biết để lưu ý để giảm thiểu những rủi ro không đáng có trong quá trình giao kết hợp đồng. Nếu bạn có bất kỳ điều gì còn phân vân thắc mắc hay có nhu cầu sử dụng hợp đồng điện tử MobiFone eContract của chúng tôi, hãy nhanh chóng liên hệ được đội ngũ nhân viên tư vấn và giải đáp chi tiết hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *