Mẫu hợp đồng điện tử điện lực nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng. Đây là một bước tiến đột phá mang đến nhiều sự tiện lợi cho người dùng. Tất cả các thông tin chi tiết sẽ được Mobifone CNS chia sẻ trong bài viết sau đây.
MỤC LỤC
Hướng dẫn làm hợp đồng điện tử điện lực chi tiết
Muốn làm hợp đồng điện tử điện lực thì khách hàng cần cung cấp hồ sơ để mua điện cho mục đích sinh hoạt (01 pha, 03 pha). Cụ thể gồm có:
- Giấy đề nghị mua điện;
- Giấy tờ tùy thân: Bản sao giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu, thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh thư;
- Giấy tờ xác định chủ thể hợp đồng mua bán điện: khách hàng cần có bản sao một trong các giấy tờ có tên của tổ chức/cá nhân tại điểm mua điện như:
- Sổ tạm trú hoặc hộ khẩu thường trú;
- Hợp đồng cho thuê địa điểm có thời hạn từ 01 năm trở lên và giấy đồng ý của chủ sở hữu hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trên đất đã có nhà ở hoặc thi công xây dựng đang trong giai đoạn chuẩn bị);
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu,quyền sử dụng nhà ở hoặc giấy có quyền quyết định phân nhà;
- Hợp đồng mua bán,chuyển nhượng nhà/đất ở hợp lệ;
- Hợp đồng ủy quyền quản lý và sử dụng nhà/đất.
Lưu ý thời gian xử lý công vụ của Công ty Điện lực:
- Không quá 03 ngày làm việc.
- Không quá 07 ngày làm việc đối với Khách hàng có nhu cầu lắp đặt công tơ 01, 03 pha nếu có nhu cầu dựng thêm cột/ hạ ngầm dây dẫn/lắp đặt TI.
- Khách hàng cung cấp cho trung tâm các thông tin đầy đủ như sau: Địa chỉ cần lắp đặt điện kế, tên và số điện thoại của người liên hệ.
Sau khi có thông tin khách hàng cung cấp, trung tâm sẽ thực hiện tiếp nhận, phối hợp với các đơn vị giải quyết theo nhu cầu của khách hàng.
Ký hợp đồng điện tử điện lực như thế nào?
Sau khi đã biết cách làm hợp đồng điện tử điện lực, điều tiếp theo người dùng nên biết chính là ký hợp đồng điện tử điện lực mua bán điện như thế nào?
Trên thực tế, hợp đồng điện tử điện lực được thực hiện ký kết theo quy trình như sau:
Bước 1: Khách hàng vào trang website CSKH;
Bước 2: Sau đó tiến hành nhập mã yêu cầu để hợp đồng được tìm kiếm (mã này được cung cấp ban đầu lúc khách hàng đăng ký dịch vụ trước đó);
Bước 3: Chọn và tìm hiểu kỹ các điều khoản trong hợp đồng;
Bước 4: Sau khi đã đọc xong thì bấm “Đồng ý” để chấp nhận các thông tin trong hợp đồng đã tìm hiểu;
Bước 5: Nhận mã xác nhận sẽ được gửi về số điện thoại của mình bằng thao tác chọn vào chức năng “Nhận OTP”;
Bước 6: Ký kết xác nhận vào giao dịch hợp đồng điện tử điện lực;
Bước 7: Nhận kết quả thành công từ hệ thống. Quá trình kết thúc hoàn toàn.
Hợp đồng điện tử có hiệu lực khi nào?
Để biết chính xác về thời gian hợp đồng điện tử có hiệu lực khi nào các bên tham giao kết hợp đồng cần dựa trên vào các quy định của Pháp luật. Khi hợp đồng điện tử phát huy hiệu lực có nghĩa là hợp đồng có giá trị pháp lý. Lúc này, các bên tham gia giao kết bắt buộc phải thực hiện quyền và nghĩa vụ như đã trao đổi dưới sự bảo hộ của luật pháp.
Hợp đồng điện tử điện lực có hiệu lực từ thời điểm ký.
Hợp đồng điện tử có giá trị tương đương giao dịch văn bản
Theo Khoản 1, Điều 119, Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản”.
Mặt khác, theo Điều 15, Luật thương mại 2005 quy định:
“Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản”
Dựa trên các quy định vừa liệt kê thì khi giao kết hợp đồng điện tử đúng pháp luật thì được coi là giao dịch bằng văn bản và được thừa nhận với giá trị pháp lý tương đương như văn bản.
Hay còn nói cách khác, hợp đồng điện tử điện lực trường hợp này có giá trị pháp lý không khác gì so với hợp đồng giấy.
Quy định về hợp đồng điện tử điện lực có hiệu lực khi nào?
Có thể thấy hiệu lực của hợp đồng điện tử điện lực cũng được xét theo hiệu lực của hợp đồng bằng văn bản giấy thông thường nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện của việc tạo lập thông tin, gửi, nhận và lưu trữ thông tin với phương tiện các thiết bị điện tử.
Để biết hợp đồng điện tử phát huy hiệu lực khi nào cần dựa trên theo Điều 401, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hiệu lực của hợp đồng cụ thể:
“Điều 401. Hiệu lực của hợp đồng
(1). Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
(2). Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.”
Vậy là, hợp đồng điện tử điện lực hợp pháp sẽ phát huy hiệu lực từ thời điểm giao kết, ngoại lệ là trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan theo quy định khác.
Khi hợp đồng điện tử điện lực có hiệu lực các bên phải thực hiện đảm bảo quyền và nghĩa vụ đối với nhau như thống nhất trong hợp đồng. Nếu như vi phạm hợp đồng, các bên sẽ phải chịu hình phạt tương thích như đã trao đổi trong hợp đồng điện tử điện lực.
Trên đây là tất tần tật các thông tin cơ bản về hợp đồng điện tử điện lực. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ có nhiều thông tin hữu ích. Chúc các bạn thành công.
Theo dõi Mobifone để không bỏ lỡ thông tin hữu ích nào khác nhé!
- Hội thảo tư vấn doanh nghiệp do MobiTalks MobiFone – Phòng Kinh Tế – Hội Doanh nghiệp Quận 6 tổ chức chính thức lên sóng
- Chữ Ký Số Là Gì? Những Quy Định Và Lợi Ích Khi Sử Dụng Chữ Ký Số
- Hóa đơn điện tử xăng dầu- minh bạch hóa kinh doanh
- CeCA là gì?
- 1POS – “Đột phá” Công Nghệ Quản Lý Bán Hàng, Giải Phóng Tiềm Năng Kinh Doanh Của Bạn!