Hợp đồng điện tử đang được đông đảo các doanh nghiệp sử dụng bởi rất nhiều ưu điểm nổi bật mà nó mang lại. Tuy nhiên, liệu bạn đã hiểu rõ về tính pháp lý của hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam chưa? Cùng theo dõi bài viết sau đây của Giải pháp số MobiFone để hiểu hơn về vấn đề này nhé!

Hợp đồng điện tử là gì?

Hợp đồng điện tử đã được định nghĩa rất rõ ràng trong Luật Giao dịch điện tử 2005. Cụ thể, khái niệm hợp đồng điện tử đã được đưa ra là một loại hợp đồng thực hiện trên các phương tiện điện tử mà các bên tham gia thực hiện những thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt hoàn toàn quyền và nghĩa vụ liên quan đến các giấy tờ và hợp đồng thực hiện.

Tính pháp lý liên quan đến hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam đã được thừa nhận tại Điều 34 của Luật giao dịch điện tử. Có thể thấy rằng, chỉ những hợp đồng điện tử thực hiện và tuân thủ theo toàn bộ những quy định đã được nêu rõ trong pháp luật thì mới được công nhận về tính pháp lý và tính hiệu lực.

Hợp đồng điện tử là gì?
Hợp đồng điện tử đang được sử dụng phổ biến thay cho hợp đồng truyền thống

Đặc điểm của hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam

Hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam có một số đặc điểm nổi trội như sau:

Giao kết hợp đồng bằng thông điệp điện tử

Một đặc điểm vô cùng cơ bản của hợp đồng điện tử là nó thực hiện giao kết và lưu trữ hoàn toàn bằng các thông điệp điện tử. Cụ thể, các thông tin và nội dung trong hợp đồng chính là những thông điệp điện tử này và nó được soạn thảo gửi đi và nhận lưu trữ bằng các phương tiện điện tử.

Có tối thiểu 3 chủ thể tham gia

Đối với hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam, điều tối thiểu là phải có ít nhất 3 chủ thể tham gia hợp đồng điện tử. Đó chính là các chủ thể thứ 3 – cơ quan, công ty thực hiện dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử và các nhà cung cấp mạng bên cạnh 2 chủ thể chính là bên bán và bên mua.

Trong đó, nhiệm vụ của cơ quan chứng thực chữ ký điện tử là đảm bảo giá trị pháp lý của hợp đồng cũng như của các bên tham gia. Những chủ thể thứ 3 này không trực tiếp tham gia giao kết hợp đồng điện tử mà chỉ hỗ trợ để đảm bảo tính hiệu quả và pháp lý của hợp đồng.

Phạm vi áp dụng

Phạm vi áp dụng của hợp đồng điện tử chỉ giới hạn trong các hoạt động của cơ quan nhà nước Việt Nam, một số lĩnh vực trong kinh doanh thương mại và dân sự hoặc một số lĩnh vực khác đã được quy định trong luật. Bạn cần lưu ý là hợp đồng điện tử sẽ không được áp dụng đối với một số giấy tờ như giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, văn bản về quyền thừa kế và một số giấy tờ có giá trị khác.

Dễ dàng thực hiện

Khi sử dụng hợp đồng điện tử, các bên tham gia có thể vô cùng dễ dàng trao đổi, thỏa thuận những thông tin, nội dung có trên hợp đồng mọi lúc mọi nơi mà không cần phải gặp nhau trực tiếp. Chính vì thế, việc ký kết hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam có thể diễn ra vô cùng nhanh chóng mà không phải tốn thêm nhiều chi phí đi lại cũng như mất nhiều thời gian.

Đặc điểm của hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam
Sử dụng hợp đồng điện tử có thể tối ưu thời gian và chi phí

Điều kiện để giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử được công nhận

Để hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam được công nhận, cần phải đảm bảo 2 điều kiện sau đây:

  • Đảm bảo sự toàn vẹn về thông tin khi trao đổi: Tất cả những thông tin hay nội dung có trong hợp đồng phải đảm bảo không bị chỉnh sửa hay thay đổi trong suốt quá trình trao đổi và lưu trữ hợp đồng.
  • Dễ dàng truy cập thông tin trong hợp đồng điện tử mọi lúc: Những thông tin và nội dung bao gồm trong hợp đồng điện tử phải được phép truy cập vào sử dụng mọi lúc cần thiết, không giới hạn. Tuy nhiên, việc sửa đổi thì cần phải có được sự đồng ý của các bên tham gia thì mới chấp nhận là thay đổi có hiệu lực.

Nguyên tắc giao kết hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam

Để quá trình giao kết hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam được công nhận, trình tự và một số nguyên tắc trong giao kết cần phải được tuân thủ. Cụ thể, tại Điều 35, Luật Giao dịch điện tử 2005 đã quy định rất rõ về 3 nguyên tắc khi thực hiện và giao kết hợp đồng điện tử mà các bên cần phải tuân theo như sau:

  • Khi tiến hành giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên phải tuyệt đối tuân thủ theo những quy định đã được nêu ra trong bộ luật này và theo pháp luật về hợp đồng.
  • Trước khi tiến hành giao kết hợp đồng điện tử, các bên cần phải thỏa thuận với nhau về việc thống nhất sử dụng một loại phương tiện điện tử để thực hiện giao kết.
  • Khi tiến hành giao kết hợp đồng, các bên có thể thoải mái đưa ra thỏa thuận cũng như yêu cầu của mình về kỹ thuật, chứng thực và một số điều liên quan đến tính bảo mật và toàn vẹn của hợp đồng.
Nguyên tắc giao kết hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam
Đảm bảo các nguyên tắc khi giao kết hợp đồng điện tử

Lưu ý để tránh gặp rủi ro khi ký kết hợp đồng điện tử

Việc xảy ra rủi ro khi thực hiện hợp đồng điện tử là khó có thể tránh khỏi hoàn toàn. Chính vì thế, hãy lưu ý một số điều sau đây để giảm thiểu những rủi ro không đáng có.

Vấn đề bảo mật

Vấn đề bảo mật, những thông tin hay nội dung có trong hợp đồng luôn là vấn đề được các doanh nghiệp vô cùng quan tâm. Chính vì thế, doanh nghiệp hãy tìm những đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số cũng như hợp đồng điện tử uy tín như MobiFone để đặt trọn niềm tin.

Lĩnh vực áp dụng trong hợp đồng

Đối với lĩnh vực được phép áp dụng trong hợp đồng điện tử, Doanh nghiệp cần phải nắm thật rõ, theo đó:

  • Những lĩnh vực được sử dụng hợp đồng điện tử: Lao động, thương mại, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, dân sự…
  • Những lĩnh vực không được phép sử dụng hợp đồng điện tử: Một số vấn đề về giấy khai sinh, giấy khai tử, giấy tờ có giá trị, bất động sản, hôn nhân và thừa kế.

Đối với chủ thể thực hiện hợp đồng điện tử

Để có thể giao kết hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam và đảm bảo tính pháp lý, những chủ thể tham gia cần phải đáp ứng những điều kiện như sau:

  • Đảm bảo có đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực hành vi dân sự đó phải phù hợp với những quy định có trong hợp đồng điện tử.
  • Tham gia hoàn toàn trên tinh thần tự do, tự nguyện, không bị ép buộc.

Như vậy thông qua bài viết mà Giải pháp số MobiFone vừa mang đến cho bạn phía trên, chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về đặc điểm cũng như tính pháp lý của hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam quy định. Nếu bạn còn bất kỳ vấn đề gì thắc mắc về hợp đồng điện tử cũng như có nhu cầu sử dụng hợp đồng từ MobiFone eContract, hãy nhanh chóng liên hệ để được đội ngũ nhân viên của chúng tôi tư vấn tận tình nhất.

tu van giai phap mobifone

    ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY ƯU ĐÃI

    Bạn quan tâm giải pháp

    Ngày hẹn tư vấn (nếu có)

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    error: Content is protected !!