Việc sử dụng hóa đơn điện tử hiện nay là bắt buộc. Tuy nhiên, các ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống vẫn còn khá nhiều lúng túng khi viết hóa đơn điện tử. Vậy thì bài viết sau đây của Giải pháp số MobiFone sẽ mang đến cho bạn hướng dẫn chi tiết nhất về cách viết hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống. Cùng theo dõi nhé!
MỤC LỤC
Hóa đơn điện tử là gì?
Hóa đơn điện tử là những loại hóa đơn được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế do các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh hay cá nhân nào đó lập ra bằng các phương tiện điện tử để ghi nhận toàn bộ thông tin trong quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ theo như quy định của pháp luật. Hóa đơn điện tử sẽ bao gồm tất cả những trường hợp hóa đơn được tạo lập từ máy tính tiền để có thể dễ dàng kết nối dữ liệu điện tử đến với cơ quan thuế.
>> Xem thêm về hóa đơn điện tử MobiFone Invoice
Cách viết hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống
Những nội dung bắt buộc phải bao gồm trong hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống đã được quy định rất rõ trong Điều 6 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011, Cụ thể đó là:
- Tên, ký hiệu, ký hiệu mẫu và số thứ tự của hóa đơn điện tử.
- Tên, địa chỉ cùng với mã số thuế của người bán và người mua.
- Tên hàng hóa hay dịch vụ cung ứng, số lượng, đơn vị, đơn giá và thành tiền ghi bằng chữ, ghi bằng số của sản phẩm hay dịch vụ đó.
Bên cạnh đó, những nội dung sau cũng cần phải có để có thể dễ dàng phản ánh đặc điểm và bản chất của ngành nghề kinh doanh, cụ thể là.
- Xác định nội dung của hoạt động kinh tế đã phát sinh.
- Số tiền thu được
- Xác định người mua là người sử dụng dịch vụ hay người nộp tiền.
- Tên hàng hoá, sản phẩm hay dịch vụ cung ứng hoặc nội dung thu tiền.
- Người thực hiện cung ứng dịch vụ hoặc người bán sản phẩm.
Những hóa đơn điện tử đặc biệt khác không cần bao gồm đầy đủ những nội dung bắt buộc ở phía trên thì phải thực hiện theo những nội dung mà Bộ Tài Chính đã hướng dẫn riêng.
Quy định về hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống
Cách thể hiện những thông tin trên hóa đơn điện tử, dịch vụ ăn uống đã được quy định rất rõ trong Điểm a, Khoản 6, Điều 10, Nghị định số 123.2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ, cụ thể như sau:
Tên hàng hóa, dịch vụ cung ứng
Tuy nhiên, hàng hóa hay dịch vụ cung ứng trên hóa đơn điện tử phải được thể hiện hoàn toàn bằng tiếng Việt và chi tiết theo từng chủng loại nếu hàng hóa được bán với nhiều chủng loại khác nhau. Nếu hàng hóa đó cần đăng ký quyền sở hữu hay quyền sử dụng thì trên hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống cũng phải thể hiện số hiệu hay ký hiệu đặc trưng của hàng hóa đó.
Trong trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài trong thông tin từng dịch vụ ăn uống thì phần chữ nước ngoài phải được đặt bên trong ngoặc đơn hoặc đặt ngay phía dưới dòng chữ tiếng Việt và có cỡ chữ nhỏ hơn so với dòng chữ tiếng Việt. Nếu hàng hóa, dịch vụ cung ứng đó có quy định về mã hàng hóa hay dịch vụ thì trên hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống phải ghi cả tên và mã hàng hóa.
Đơn vị tính
Đơn vị tính của hàng hóa, dịch vụ sẽ được tính toán căn cứ vào những đặc điểm, tính chất riêng biệt của từng hàng hóa. Hầu hết sẽ là các đơn vị đo lường như tấn, tạ, yến, cái, con, can, thùng, chiếc, hộp, tuýp…
Đối với những dịch vụ trên hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống không cần đơn vị tính thì đơn vị tính sẽ được xác định theo mỗi lần cung ứng dịch vụ và nội dung dịch vụ được cung cấp.
Có cần phải lập bảng kê trong hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống hay không?
Chắc hẳn rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đang thắc mắc về vấn đề hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống có cần thiết phải lập bảng kê hay không. Vậy thì những thông tin chi tiết nhất mà chúng tôi gửi đến phía dưới đây sẽ giúp ích cho bạn.
Đối với hóa đơn giấy
Hóa đơn giấy được in ấn trên một khuôn khổ có hạn nên trong trường hợp số lượng hàng hóa hay dịch vụ cung ứng quá lớn và nhiều hơn so với số dòng trên hóa đơn thì lúc này doanh nghiệp hãy thực hiện lập hóa đơn bằng 1 trong 2 cách sau:
- Tiến hành lập liên tiếp nhiều hóa đơn giấy cùng một lúc.
- Lập một hóa đơn ghi số liệu tổng và đính kèm với bảng kê chi tiết.
Đối với hóa đơn điện tử
Trên một bản hóa đơn điện tử, số dòng sẽ không bị giới hạn nên việc lập bảng kê trên hóa đơn điện tử sẽ là không cần thiết.
Tuy nhiên, hóa đơn điện tử cần phải có giá trị pháp lý. Trong Khoản 3 Điều 3 Thông tư 32/2011/TT-BTC đã quy định giá trị pháp lý của hóa đơn điện tử sẽ được thỏa mãn nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Những thông tin chứa trong hóa đơn điện tử cần có sự đảm bảo về tính vẹn nguyên từ khi thông tin được tạo ra cho đến khi ở dạng cuối cùng trên hóa đơn điện tử.
- Những thông tin trên hóa đơn điện tử có thể dễ dàng sử dụng và truy cập khi cần.
Do vậy, khi tiến hành viết hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống, những đơn vị kinh doanh cơ sở bán đồ ăn cần phải lập một cách đầy đủ nhất những danh mục hàng hóa, món ăn đã được bán ra để đảm bảo nguyên tắc trên. Hơn nữa, hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống bắt buộc phải lập có danh mục hàng hóa, dịch vụ và không được đính kèm theo bảng kê.
Đối với hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống chuyển đổi ra hóa đơn giấy
Trong trường hợp với hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống cần được chuyển đổi ra hóa đơn giấy mà nhiều hơn so với số dòng của một trang hóa đơn thì doanh nghiệp hãy thực hiện trường hợp này tương tự như đối với hóa đơn giấy.
Hóa đơn sẽ có thể được thể hiện trên nhiều hơn một trang nếu trên phần đầu của trang sau hóa đơn có hiển thị:
- Đồng nhất số hóa đơn như trang đầu.
- Giống tên địa chỉ cũng như mã số thuế của người mua và người bán như trang đầu.
- Tớ cùng mẫu và ký hiệu hóa đơn giống trang đầu.
- Có ghi chú tiếng Việt không dấu: “tiep theo trang truoc – trang X/Y”.
Phần mềm hóa đơn điện tử ưu việt MobiFone Invoice
Nếu doanh nghiệp đang cần tìm kiếm một đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống với nhiều ưu điểm nhất trên thị trường hiện nay thì MobiFone Invoice là một hóa đơn điện tử mà doanh nghiệp không thể nào bỏ qua. Hóa đơn điện tử MobiFone Invoice đang được triển khai và cung cấp đến với các khách hàng doanh nghiệp bởi công ty MobiFone, một công ty có rất nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông hiện nay.
Hóa đơn điện tử MobiFone Invoice mang đến cho doanh nghiệp một giải pháp vô cùng ưu việt về hóa đơn điện tử. Doanh nghiệp có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian cũng như công sức so với việc sử dụng hóa đơn giấy phức tạp. Hơn nữa, công tác an toàn và bảo mật của hóa đơn điện tử MobiFone Invoice cũng luôn được giữ ở mức cao nhất. Trong trường hợp doanh nghiệp cần tìm kiếm hóa đơn cũng sẽ không mất quá nhiều thời gian bởi MobiFone Invoice được lưu trữ và bảo quản vô cùng hợp lý.
Bên cạnh đó, phần mềm hóa đơn điện tử MobiFone Invoice còn hỗ trợ cho doanh nghiệp có thể dễ dàng xuất hóa đơn điện tử nhanh chóng ở mọi lúc, mọi nơi trên các thiết bị thông minh như máy tính, laptop, điện thoại mà chỉ cần có mạng internet. Hơn nữa, phần mềm hóa đơn điện tử này còn có thể kết nối dễ dàng với nhiều phần mềm bán hàng hay kế toán khác để hỗ trợ doanh nghiệp một cách tối ưu nhất trong việc kinh doanh.
Trên đây là cách viết hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống chi tiết và chính xác nhất theo như quy định của pháp luật hiện nay mà doanh nghiệp có thể tham khảo. Hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống của doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo lập bằng phần mềm hóa đơn điện tử MobiFone Invoice của chúng tôi vô cùng dễ dàng và nhanh chóng. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng hóa đơn điện tử MobiFone Invoice, hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ nhân viên tư vấn nhé!
- MobiFone ra mắt ‘Nhà thông minh’ giúp quản lý an ninh và an toàn điện
- Báo giá hợp đồng điện tử MobiFone eContract 2023
- Cơ hội và thách thức du lịch thông minh tại Việt Nam
- Chữ ký số – Một bước đi quan trọng để chuyển đổi số quốc gia
- Đâu là giờ vàng telesale ? Tìm hiểu về giải pháp giúp telesale hiệu quả