Giao dịch trực tuyến hợp đồng điện tử qua những hình thức nào? [Giải đáp]

Hợp đồng điện tử đang được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng trong những hoạt động của doanh nghiệp. Thực chất hợp đồng điện tử và hợp đồng giấy truyền thống là tương đồng nhau về nội dung cũng như giá trị pháp lý nhưng hợp đồng điện tử thì mang đến nhiều ưu điểm tối ưu hơn. Bài viết sau đây của Giải pháp số MobiFone sẽ giới thiệu cho bạn chi tiết các hình thức giao dịch trực tuyến hợp đồng điện tử. Cùng theo dõi nhé!

Lợi ích mà việc giao dịch trực tuyến hợp đồng điện tử mang lại

Công nghệ số ngày càng được phát triển và được ứng dụng rất nhiều trong phương thức làm việc của các doanh nghiệp đòi hỏi các công ty, tổ chức hiện nay phải thường xuyên cập nhật và thực hiện chuyển đổi số một cách nhanh chóng nhất để tạo ưu thế và khác biệt trên thị trường. Việc áp dụng giao dịch trực tuyến hợp đồng điện tử là một hình thức làm việc đổi mới hiện đại, mang đến rất nhiều lợi ích như:

  • Có thể dễ dàng thế kết hợp đồng điện tử trực tuyến thông qua các nền tảng thiết bị thông minh như laptop, máy tính, điện thoại, ipad… giúp doanh nghiệp không còn khoảng cách về không gian và thời gian.
  • Có thể dễ dàng hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị trên cả nước và cả ngoài quốc tế.
  • Chi phí cần phải bỏ ra cho việc tổ chức ký kết, đi lại, chi phí in ấn cũng như lưu trữ hợp đồng truyền thống được tiết kiệm và giảm thiểu đi rất nhiều khi sử dụng hợp đồng điện tử.
  • Giao dịch trực tuyến hợp đồng điện tử được trang bị rất nhiều tính năng thông minh như cổng ký chuyên dụng và được tích hợp rất nhiều loại chữ ký như chữ ký số HSM, chữ ký số từ xa, chữ ký trực tiếp, chữ ký USB Token… Những loại chữ ký số này sẽ thay thế cho việc ký tay và đóng dấu của phức tạp như trước đây.
  • Những rủi ro có thể xảy ra liên quan về mặt pháp lý của hợp đồng như giả mạo chữ ký, chủ thể thực hiện ký hợp đồng không đủ quyền hạn sẽ được giảm thiểu ở mức tối đa.
Lợi ích mà việc giao dịch trực tuyến hợp đồng điện tử mang lại
Áp dụng giao dịch hợp đồng điện tử mang lại rất nhiều lợi ích

Các hình thức giao dịch trực tuyến hợp đồng điện tử

Về cơ bản, có 3 hình thức giao dịch trực tuyến hợp đồng điện tử đã được công nhận như sau:

Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp

Giao dịch điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp hay có tên gọi tắt là B2B, Business to Business. Đây là hình thức giao dịch trực tuyến hợp đồng điện tử giữa 2 tổ chức kinh doanh và họ sẽ giao dịch thương mại với nhau qua mạng internet. Hình thức giao dịch trực tuyến hợp đồng điện tử này rồi ngược gặp giữa các nhà sản xuất với các nhà bán buôn hoặc từ các nhà bán buôn đến các đơn vị bán lẻ.

Các hình thức giao dịch trực tuyến hợp đồng điện tử
Hình thức giao dịch trực tuyến hợp đồng điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp

Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng

Giao dịch trực tuyến hợp đồng điện tử giữa doanh nghiệp và khách hàng có tên gọi tắt là B2C, Business to Consumer. Hình thức giao dịch trực tuyến hợp đồng điện tử này được thực hiện giữa một công ty hay một thực thể kinh doanh với một khách hàng cá nhân nào đó khi họ tiến hành kinh doanh cùng nhau. Tên gọi khác của hình thức giao dịch trực tuyến này là dịch vụ bán lẻ trực tuyến của doanh nghiệp cho một hoặc một nhóm người qua mạng internet. Cách phổ biến nhất là thực hiện qua chương trình tiếp thị liên kết.

Giao dịch giữa khách hàng với khách hàng

Giao dịch trực tuyến hợp đồng điện tử giữa khách hàng với khách hàng có tên gọi tắt là C2C, Consumer to Consumer. Hình thức giao dịch trực tuyến hợp đồng điện tử này sẽ có 2 hoặc nhiều khách hàng thực hiện các giao dịch buôn bán với nhau trong môi trường trực tuyến. Những người tiêu dùng bắt buộc phải thông qua một bên thứ 3 thực hiện cung cấp dịch vụ trên internet để thuận lợi giao dịch hơn. 

Giao dịch trực tuyến giữa khách hàng với khách hàng đề cập đến việc bán hàng trực tiếp hoặc bán trung gian một sản phẩm nào đó từ tay người tiêu dùng này đến người tiêu dùng khác.

Lưu ý khi thực hiện giao dịch trực tuyến hợp đồng điện tử

Hợp đồng điện tử là một giải pháp mang lại rất nhiều lợi ích so với hợp đồng giấy truyền thống. Tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi việc có thể gặp phải một số rủi ro khi thực hiện giao dịch trực tuyến hợp đồng điện tử. Do đó, các doanh nghiệp cần lưu ý 5 điều sau để tránh tối đa những rủi ro có thể gặp phải:

Chỉ ký hợp đồng đối với các lĩnh vực được phép áp dụng

Không phải lại hợp đồng nào cũng có thể thực hiện giao dịch trực tuyến dưới dạng hợp đồng điện tử. Vì vậy, các doanh nghiệp, cá nhân cũng như tổ chức cần phải đặc biệt lưu ý khi thực hiện giao dịch để tránh trường hợp bị vô hiệu hợp đồng điện tử. Một số loại giấy tờ giao dịch không được phép sử dụng hợp đồng điện tử như giao dịch bất động sản, giấy khai sinh, giấy khai tử, lĩnh vực về hôn nhân, thừa kế…

Về chủ thể thực hiện hợp đồng điện tử

Hợp đồng điện tử khi giao dịch có sự đặc trưng là sự xuất hiện của một bên thứ 3 thực hiện cung cấp dịch vụ hợp đồng điện tử và chữ ký số. Do đó, những nội dung và điều khoản trong hợp đồng điện tử cần phải quy định thật rõ ràng về các bên thực hiện tham gia ký hợp đồng và cả bên thứ 3. Chủ thể tham gia ký hợp đồng điện tử phải đảm bảo có đủ năng lực hành vi dân sự, có tư cách pháp nhân trong việc giao dịch trực tuyến hợp đồng điện tử để thực hiện ký kết trên tinh thần tự nguyện.

Đối tượng của hợp đồng không bị cấm

Nếu đối tượng trong hợp đồng điện tử của bạn thuộc phải một số đối tượng bị pháp luật cấm như vận chuyển ma túy, mua bán động vật quý hiếm, tàng trữ vũ khí… thì khi đó, hợp đồng điện tử sẽ bị vô hiệu. Việc vô hiệu hợp đồng điện tử này có thể dẫn đến thiệt hại rất lớn cho bên đang thực hiện nghĩa vụ hợp đồng và còn phải chịu trách nhiệm pháp lý nghiêm trọng.

Thêm các điều khoản bất khả kháng

Các điều khoản bất khả kháng chính là những nội dung mà các bên cần phải thực hiện trong trường hợp không thể làm theo nghĩa vụ hợp đồng đã được thỏa thuận. Do đó, các bên tham gia giao dịch hợp đồng điện tử cần phải lưu ý đến các điều khoản này.

Chú ý đến điều khoản về bảo mật hợp đồng điện tử

Vấn đề bảo mật và an toàn khi thực hiện giao dịch trực tuyến hợp đồng điện điện tử luôn được đặt lên hàng đầu. Bởi nếu không được bảo mật kỹ càng thì rất dễ dẫn đến tình trạng nội dung hay thông tin trong hợp đồng bị tiết lộ và gây tổn thất rất lớn cho các bên tham gia. Do đó, các điều khoản về bảo mật hợp đồng điện tử bắt buộc phải có khi giao kết hợp đồng điện tử, ví dụ như bảo mật khi gửi hay nhận hợp đồng, bảo mật khi thực hiện truy cập tài liệu, bảo mật đối với nhà thực hiện cung cấp dịch vụ hợp đồng điện tử.

Giải pháp hợp đồng điện tử ưu việt MobiFone eContract

Hợp đồng điện tử MobiFone eContract là một phần mềm hợp đồng điện tử hàng đầu trên thị trường hiện nay được rất nhiều doanh nghiệp tin tưởng sử dụng. MobiFone eContract được triển khai bởi công ty MobiFone, một trong những đơn vị đi đầu trong việc cung cấp giải pháp về hợp đồng điện tử và chữ ký số cho các doanh nghiệp hiện nay, đảm bảo độ an toàn, bảo mật cũng như về tính pháp lý.

Giải pháp hợp đồng điện tử ưu việt MobiFone eContract
Giải pháp hợp đồng điện tử ưu việt MobiFone eContract hàng đầu cho doanh nghiệp

Các giao dịch trực tuyến hợp đồng điện tử của doanh nghiệp hay khách hàng có thể dễ dàng được thực hiện trên phần mềm giao kết hợp đồng điện tử MobiFone eContract. Chúng tôi thực hiện cung cấp đầy đủ và đa dạng các loại hợp đồng điện tử cho khách hàng để đảm bảo quá trình ký kết được thuận tiện và an toàn nhất.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về giao dịch trực tuyến hợp đồng điện tử mà Giải pháp số MobiFone đã tổng hợp lại cho bạn. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào cần được chúng tôi tư vấn và giải đáp cụ thể hơn, hãy nhanh chóng liên hệ cho chúng tôi để đội ngũ nhân viên tư vấn hỗ trợ bạn chu đáo nhất.

tu van giai phap mobifone

    ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY ƯU ĐÃI

    Bạn quan tâm giải pháp

    Ngày hẹn tư vấn (nếu có)

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    error: Content is protected !!