Cộng đồng tình nguyện viên của bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia bị chia rẽ về cách đối phó với làn sóng nội dung do AI tạo ra và thông tin sai lệch. Khi trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI) ngày càng ảnh hưởng sâu sắc đến mọi khía cạnh của văn hóa, những người quản lý tại Wikipedia bị chia rẽ về cách thức vận hành. Hãy cùng MobiFone tìm hiểu!

ChatGPT cung cấp thông tin không xác thực?

Trong bài kêu gọi cộng đồng gần đây của Wikimedia Foundation – tổ chức phi lợi nhuận chịu trách nhiệm duy trì bách khoa toàn thư mở lớn nhất thế giới – xuất hiện sự chia rẽ về việc có nên sử dụng các mô hình ngôn ngữ lớn để tạo nội dung hay không. Khả năng “bịa đặt” của AI Trong khi một số người cho rằng các công cụ như ChatGPT có thể giúp tạo và tóm tắt các bài báo, những người khác vẫn tỏ ra dè dặt.

Wikipedia AI 1

ChatGPT đôi lúc bị hạn chế về mặt thông tin do dữ liệu cập nhật đến năm 2021. Nguồn ảnh: Phương Lâm.

Điều đáng lo ngại là nội dung do máy tạo ra phải được cân bằng với rất nhiều đánh giá của con người và các wiki ít được biết đến có thể bị thay bởi nội dung xấu. Mặc dù các công cụ AI sáng tạo rất hữu ích để viết văn bản giống văn phong của con người, chúng cũng có xu hướng đưa vào thông tin sai lệch, thậm chí trích dẫn các nguồn và bài báo học thuật không tồn tại. Điều này thường dẫn đến các bản tóm tắt văn bản có vẻ chính xác, nhưng khi kiểm tra kỹ hơn, người ta phát hiện ra rằng chúng hoàn toàn bịa đặt.

Một số chuyên gia đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về việc sử dụng các mô hình ngôn ngữ lớn để tạo nội dung cho Wikipedia. Theo họ, các mô hình này có thể tạo ra thông tin sai lệch và gây hại cho những nhóm người bị phân biệt đối xử và ít có tiếng nói trong xã hội.

Wikipedia bị bối rối

Giáo sư danh dự Amy Bruckman từ Viện Công nghệ Georgia cũng đồng ý rằng mô hình ngôn ngữ lớn chỉ có thể hiệu quả khi có khả năng phân biệt thực tế với hư cấu. Bà khuyên rằng nội dung được tạo ra bởi các mô hình này nên được chỉnh sửa và kiểm tra nguồn trước khi đưa lên Wikipedia.

Wikipedia AI 2

Đội ngũ cộng tác viên đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nội dung Wikipedia. Nguồn ảnh: Wikimedia Foundation.

Trong khi đó, Wikimedia Foundation đang xem xét việc xây dựng các công cụ giúp tình nguyện viên dễ dàng xác định nội dung do máy móc tạo ra. Ngoài ra, Wikipedia cũng đang soạn thảo một quy định giới hạn đối với việc sử dụng các mô hình ngôn ngữ lớn để tạo nội dung, nhằm tránh các vụ kiện phỉ báng và vi phạm bản quyền.

Wikipedia là một dự án truy cập mở được xây dựng bởi cộng đồng tình nguyện viên. Mặc dù các mô hình ngôn ngữ lớn có được huấn luyện bằng nội dung Wikipedia đã gây ra tranh cãi trong cộng đồng, nhiều người lo ngại rằng việc thu thập dữ liệu Internet không hạn chế sẽ dẫn đến việc tạo ra các bộ dữ liệu thương mại khép kín cho mô hình của các công ty.

Trí tuệ nhân tạo vẫn chưa thể thay thế được con người

Ngoài ra, nếu AI được sử dụng để tạo nội dung trên Wikipedia, vòng lặp thông tin sai lệch có thể xảy ra nếu không được kiểm tra kỹ lưỡng. Dù vậy, trí tuệ nhân tạo đã được sử dụng để thực hiện một số tác vụ trên Wikipedia, nhưng việc sử dụng AI để tạo nội dung chưa được chấp nhận hoàn toàn trong cộng đồng.

Wikimedia Foundation cho rằng trí tuệ nhân tạo có thể mở rộng quy mô công việc của các tình nguyện viên trong dự án, nhưng sự tham gia của con người vẫn là đóng góp thiết yếu nhất vào hệ sinh thái tri thức Wikimedia. Các biên tập viên và tình nguyện viên cần phải cẩn trọng và kiểm tra kỹ lưỡng nội dung được tạo ra bởi AI, vì nội dung chỉ đáng tin cậy khi có số lượng lớn người xác minh bằng các phương pháp trích dẫn chặt chẽ.

Theo MobiFone Công Nghệ Số, chúng ta vẫn có thể sử dụng chatGPT hoặc các công nghệ trí tuệ nhân tạo khác một cách bình thường. Tuy nhiên, trước khi đưa thông tin từ AI lên, chúng ta nên có sự kiểm tra để đảm bảo tính chính xác trước khi cung cấp cho độc giả.

Nguồn: Zing News.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!