Telesales là một ngành nghề đang trở nên nóng hơn bao giờ hết trong thời gian gần đây. Chính vì thế, tốc độ phát triển của công việc telesales cũng tăng theo nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác tiếp thị và bán hàng. Cùng tìm hiểu bài viết sau đây của Giải pháp số MobiFone để khám phá xem telesales là làm những gì nhé!
MỤC LỤC
Telesales là gì?
Telesales chính là một hình thức hay công việc bán hàng và tiếp thị qua điện thoại. Những người phụ trách công việc telesales sẽ thực hiện liên lạc bằng tổng đài di động đến cho khách hàng để giới thiệu cũng như tiếp thị về những sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp. Qua cuộc gọi đó, nhân viên telesales sẽ tiến hành thuyết phục khách hàng với những lợi ích mà sản phẩm, dịch vụ mang lại để họ mua sản phẩm.
Mặc dù thời đại công nghệ hiện nay có khá nhiều hình thức để doanh nghiệp có thể tiếp cận với khách hàng nhưng vị trí của nhân viên telesales trong công ty vẫn không bị phai mờ bởi nó mang đến sự giao tiếp hoàn toàn trực tiếp và chủ động giữa người với người.
Telesales chính là một nhân viên thuộc bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp. Những công việc mà nhân viên telesales phải đảm nhiệm trải dài từ khâu tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tiến hành hiểu rõ để tư vấn sản phẩm và chốt đơn. Bên cạnh đó, cũng thể phân tách những công việc telesales nhỏ hơn như công việc chỉ gọi điện tư vấn, chỉ tạo lập và quản lý thông tin của khách hàng hay chỉ thực hiện chăm sóc khách hàng để giải quyết những vấn đề còn khúc mắc.
Công việc telesales là làm những gì?
Với thị trường ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ hơn trong thời điểm hiện nay, những công việc telesales cung cấp cho doanh nghiệp ngày càng được khẳng định rõ nét hơn. Dưới đây là những công việc mà nhân viên telesales phải đảm nhiệm để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được ổn định:
Quảng bá sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp
Thị trường kinh doanh hiện nay là sự cạnh tranh vô cùng gay gắt và khốc liệt giữa nhiều thương hiệu, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Chính vì thế, những nhiệm vụ của nhân viên telesales lúc này là trực tiếp trao đổi với khách hàng để tiến hành tiếp thị, quảng bá những sản phẩm đến khách hàng tiềm năng để họ biết đến rồi có nhu cầu mua hàng.
Những doanh nghiệp nào có được một đội ngũ nhân viên telesales chuyên nghiệp thì đảm bảo khả năng kinh doanh của doanh nghiệp đó sẽ được đẩy mạnh. Từ đó, doanh thu nhờ việc bán hàng của doanh nghiệp cũng được tăng cao, giúp doanh nghiệp có được chỗ đứng trong thị trường kinh doanh khắc nghiệt này.
Kích thích nhu cầu sử dụng của khách hàng
Để có thể kích thích nhu cầu mua hàng từ phía khách hàng, những nhân viên telesales phải thực hiện cung cấp cho khách hàng những thông tin cụ thể và chi tiết nhất về sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất. Hơn nữa, những thông tin ưu đãi đang được áp dụng và triển khai cũng là một yếu tố mà những nhân viên telesales không được bỏ qua khi tiếp thị. Đây là một phương án bán hàng rất hiệu quả để tiết kiệm thời gian của cả khách hàng và doanh nghiệp.
Giải đáp mọi thắc mắc khi khách hàng cần hỗ trợ
Ngoài việc đi tư vấn cho khách hàng, các sản phẩm, dịch vụ, nhân viên telesales còn đảm nhiệm công việc giải quyết toàn bộ thắc mắc hay lấy ý kiến về dịch vụ của khách hàng sau khi họ đã mua hàng. Nhân viên telesales phải thật khôn khéo để xử lý trong trường hợp sản phẩm mà khách hàng cần xảy ra sự cố cần khắc phục.
Quản lý hồ sơ khách hàng
Hồ sơ khách hàng là một tài liệu vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Những nhân viên telesales sẽ có công việc quản lý và tổng hợp những thông tin chi tiết nhất về từng khách hàng cụ thể để đưa ra cho họ được những gợi ý về sản phẩm phù hợp nhất. Sau khi nhân viên telesales đã có đầy đủ những thông tin này rồi, hãy dùng nó như một tư liệu để điều chỉnh chiến lược kinh doanh và tiếp thị cho phù hợp.
Nắm bắt nhu cầu của khách hàng
Để có thể thực hiện công việc telesales hiệu quả nhất, nhân viên telesales phải đảm bảo nắm được khách hàng đang cần gì và đang muốn gì để giải đáp cho họ trong suốt quá trình trao đổi, đặc biệt là những vấn đề mà khách hàng cảm thấy chưa thỏa đáng, chưa hài lòng. Tuy nhiên, không được khen quá lộ liễu về sản phẩm của công ty mình mà vẫn cần phải nêu ra cho những nhược điểm nhỏ để tạo cái nhìn khách quan nhất.
Những chỉ số dùng để đo lường hiệu quả của nhân viên telesales
Bất kỳ bộ phận nào trong doanh nghiệp đều phải đo lường chỉ số hiệu quả khi làm việc và đội ngũ telesales cũng không ngoại lệ. Để có thể đo lường mức độ hiệu quả của telesales khi làm việc, những người quản lý cần dựa vào 5 chỉ số sau đây.
- Retention rate: Tỷ lệ nhân viên telesales có thể giữ chân khách hàng;
- Customer Satisfaction Score (CSAT): Chỉ số đo lường sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ tư vấn hay về sản phẩm;
- Average Wait Time (AWT): Thời gian chờ trung bình của khách hàng;
- Service level Agreement (SLA): Tỷ lệ cam kết chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng;
- Average Handle Time (AHT): Tỷ lệ đo lường cuộc gọi từ khách hàng nhưng không được nhân viên telesales nhấc máy.
Tuy nhiên, ở những lĩnh vực kinh doanh khác nhau sẽ yêu cầu những chỉ số đo lường mức độ hiệu quả khác nhau nên đảm bảo nhân viên telesales phải hoàn thành thật tốt nhiệm vụ của mình.
Quy trình làm việc của một nhân viên telesales
Khi thực hiện tư vấn cho khách hàng, nhân viên cần phải đảm bảo làm công việc telesales thực hiện theo quy trình như sau:
- Bước 1: Nhân viên telesales nhận những thông tin chi tiết về khách hàng từ bộ phận marketing rồi tiến hành phân chia khách hàng theo từng nhóm cụ thể theo khu vực cũng như nhu cầu.
- Bước 2: Từ kịch bản là những thông tin đã được xây dựng, nhân viên telesales tiến hành gọi điện cho khách hàng. Lúc này cần sự chủ động và linh hoạt để xử lý mọi tình huống một cách thỏa đáng nhất mà không làm mất lòng khách hàng.
- Bước 3: Tiếp theo, nhân viên telesales phải đảm bảo có thể đặt lịch hẹn thành công với khách hàng. Có như vậy thì mới có thể dễ dàng chốt đơn khách hàng trong những lần gọi điện tiếp theo.
- Bước 4: Tuy nhiên, trong trường hợp nhân viên telesales đặt lịch hẹn không thành công với khách thì hãy chuyển sang tạo dựng mối quan hệ với khách. Lý do là bởi khách hàng cũng có thể có nhu cầu sử dụng những sản phẩm của công ty bạn tại một thời điểm nào đó. Chính vì thế, việc tạo dựng mối quan hệ này sẽ giúp khách hàng có ấn tượng tốt hơn về dịch vụ chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp.
- Bước 5: Ngoài những thông tin mà bộ phận marketing cung cấp, nhân viên telesales còn phải mở rộng thêm những thông tin đó để tăng cơ hội khách hàng chốt đơn với doanh nghiệp.
- Bước 6: Sau khi đã chốt đơn được với khách hàng, nhân viên telesales cũng cần phải giải đáp mọi thắc mắc mà khách hàng có thể gặp phải trong trước và sau khi mua sản phẩm và lắng nghe hết những chia sẻ của họ.
- Bước 7: Thực hiện báo cáo tiến độ công việc cho nhân viên quản lý để họ dễ dàng nắm bắt được tình hình làm việc của đội ngũ nhân viên telesales. Đồng thời, những nhân viên telesales phải rút kinh nghiệm để những người tư vấn sau sẽ ngày một tốt hơn.
Để công việc telesales của doanh nghiệp được diễn ra hiệu quả nhất, việc sử dụng các công cụ hỗ trợ telesales như tổng đài di động là không thể nào thiếu. Trong đó, tổng đài di động 3C MobiFone là một giải pháp tổng đài di động vô cùng ưu việt mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng không nên bỏ qua. 3C MobiFone mang đến cho doanh nghiệp vô cùng ưu điểm vượt trội, giúp tăng tỉ lệ khách hàng nhấc máy mà tiết kiệm cho doanh nghiệp rất nhiều chi phí lắp đặt và duy trì.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất mà Giải pháp số MobiFone muốn gửi đến bạn để giải đáp cho câu hỏi telesales là làm những gì. Hy vọng bài viết trên của chúng tôi đã giúp doanh nghiệp hiểu được những công việc mà telesales cần làm cho doanh nghiệp. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì thắc mắc hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ tổng đài di động 3C MobiFone, công việc của chúng tôi hãy nhanh chóng liên hệ để được nhân viên tư vấn chi tiết.